Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Cuộc chiến sinh tử "giành giật" 0,5% thị phần hệ điều hành di động

Giờ đây, những hệ điều hành di dộng mới đang tìm kiếm cơ hội để có chỗ đứng trong thị phần 0,5% thiết bị di động tại thị trường mới nổi đơn giản bởi “họ chẳng còn gì để mất.”

Điện thoại thông minh trên thị trường hiện nay chủ yếu bị chi phối bởi Andoid và iOS, dù cho có một lượng nhỏ thị phần thuộc Window Phone (theo con số mới nhất từ IDC, thị phần toàn cầu của Android trong quý II/2014 là 85%, tiếp theo là iOS ở mức 12% và Windows ở mức 2,5%).
Điều này chứng tỏ những hệ điều hành non trẻ khác phải chiến đấu cho một cuộc chiến sinh tử để suất ăn trong 0,5%. Và cơ hội để 4 hệ điều hành mới, còn khá non trẻ có thể đe dọa thị trường của những “ông lớn” là khá mong manh. Giờ đây, những hệ điều hành này đang tìm kiếm cơ hội để có chỗ đứng trong thị trường điện thoại thông minh giá rẻ hay còn gọi là thị trường mới nổi; phòng ngừa những rủi ro đối với sử kiểm soát mà Apple, Google và Microsoft đang nắm giữ; hoặc đơn giản bởi “họ chẳng còn gì để mất”.
Dưới đây là 4 hệ điều hành di động thời gian gần đây đã có nhiều chiến lược để tồn tại:
1. BlackBerrry: Tuyệt vời là phải hình vuông
Hệ điều hành BlackBerry giờ đây đang có một cuộc chiến khốc liệt tại thị trường Hoa Kỳ khi chống lại Windows phone cho vị trí thứ 3; nhưng, tất nhiên thì BlackBerry còn một chặng đường rất dài để thực hiện sứ mạng đó dù cho hãng này từng ở đỉnh cao trong năm 2009, thị phần của BlackBerry ở vùng Bắc Mỹ là 50%.
Công ty BlackBerry đã tái tập trung vào việc bán các thiết bị và dịch vụ cho khách hàng truyền thống của mình là doanh nghiệp và chính phủ; bao gồm tung ra ứng dụng tin nhắn an toàn trong doanh nghiệp, BBM Proctected, cho hệ điều hành BlackBerry.
Trong tháng 06, BlackBerry thông báo rằng Amazon Appstore sẽ được tích hợp trong BlackBerry 10.3 khi mà hệ điều hành này ra mắt vào mùa thu này. (BlackBerry 10 có thể chạy hầu hết các ứng dụng của Android.) Kho ứng dụng riêng của công ty, BlackBerry World, sẽ vẫn hoạt động nhưng đã ngừng bán phim, nhạc và truyền hình.
Đối với phần cứng, một điện thoại mới mang tê Z3 sẽ được trình làng vào cuối tháng 6 (đầu tiên tại thị trường Ấn Độ và Indonexia). Chiếc BlackBerry Classic (có thể ra mắt vào tháng 11) sẽ là một phiên bản cập nhật của chiếc điện thoại BlackBerry quen thuộc với bàn phím vật lý; trong khi chiecs BlackBerry Passport (ra mắt vào tháng 9) cũng sẽ có bàn phím vật lý nhưng to hơn và có kiểu dáng hình vuông thật kỳ quặc.
Vào tháng 6, công ty cũng báo cáo lợi nhuận trong quý tài chính đầu tiền của năm với nhiều tin tức chẳng lành: Doanh số bán hàng của thiết bị BlackBerry sụt giảm, lại “xói mòn” hơn nữa thị phần của hệ điều hành BlackBerry. Tại thời điểm này, vẻ đẹp “độc đáo” của chiếc Passport có thể giúp làm nổi bật hệ điều hành này.
2. Hệ điều hành Firefox: Không bán tại Mỹ (trừ trên Ebay)
Hệ điều hành Firefox là hệ điều hành di động mã nguồn mở. Nó hoạt động tương tự như các phiên bản Android của trình duyệt Firefox; úng dụng của nó về cơ bản là ứng dụng trên nền tảng web. Chiếc điện thoại đầu tiên của Firefox được bán cho công chúng mang tên The Open (trái ngược so với thông thường là chỉ cho các nhà phát triển) đã ra mắt hồi tháng 7. Hiện nó vẫn chỉ được bày bán ở thị trường Mỹ thông qua Ebay. Theo nhà sản xuất thiết bị, ZTE, chiếc điện thoại này đã bán được hơn 100.00 chiếc trên toàn cầu, nhưng một số ý kiến người dùng chỉ ra rằng thiết bị dễ bị lỗi sau khi rơi.
Mozilla công bố vào ngày 10 tháng 06 về sự ra mắt của một chiếc Firefox Phone có giá chỉ 25$. Điều này thực sự khiến người dùng bối rối: Chi phí thực sự của một chiếc điện thoại nằm ở phần cứng của nó, chứ không phải hệ điều hành. Rõ ràng, để đạt được mức giá thấp này, điện thoại sẽ có ít ính năng hơn và hiệu suất năng lượng kém hiệu quả so với phần lớn các điện thoại mới khác hiện nạy. Và kế hoạch là để bán điện thoại giá rẻ này tại Ấn độ và Indonexia đầu tiên (trước khi Firefox Phone có mặt tại Châu Âu và Châu Mỹ La tinh).
Đối với Hoa Kỳ, Mozilla đã thừa nhận rằng khu vực này không phải là trọng tâm chính của họ để bán chiếc Firefox Phone. Trong khi đó thì chiếc Open của ZTE ra mắt theo sau bởi chiếc Open C được ra phát hành vào tháng 5 và cũng chỉ được bán trên Ebay.
3. Tizen: Đừng cố tới Nga để mua một chiếc
Giống như hệ điều hành Firefox, Tizen là một hệ điều hành mã nguồn mở, nhưng đã có một lịch sử lâu dài và phức tạp. Nó có nguồn gốc từ 4 hệ điều hành riêng biệt được hỗ trở bởi nhiều công ty, và ngày nay thì Intel và Samsung là 2 ông lớn đứng là chống đỡ hệ điều hành này. Samsung dử dụng Tizen cho TV và đồng hồ thông minh của hãng; dù cho chiếc Galaxy Gear ban đầu sử dụng Android nhưng do lỗi cập nhập phần mềm mà hãng này đã chuyển hẳn sang dùng Tizen.
Samsung cũng công bố chiếc di động đầu tiên dùng Tizen, Samsung Z vào ngày 03/06 vừa qua. Công ty này đang có kế hoạch tung sản phẩm này ra thị trường vào quý III/2014 nhưng ở thị trường Nga.
Samsung vẫn đang là nhà sản xuất các thiết bị Android hàng đầu thế giới và hãng này vẫn còn đang thu được nhiều lợi nhuận từ những phiên bản mới của hệ điều hành này; vì vậy có vẻ như chẳng có lý do gì cho họ thay thế Android bằng Tizen trong tương lai gần. Hơn thế nữa, thẳng thắn mà nói thì Tizen như một công cụ giúp Samsung sử dụng để làm đòn bẩy chống lại Google trong những cuộc đàm phán về vấn đề kinh doanh trên nền tảng Android.
4. Ubutu Touch: “Cất cánh” từ thất bại huy động vốn cộng đồng
Tháng 7 năm ngoái, Canonical đã cố gắng huy động từ vốn cộng đồng (crowdfunding) cho Ubuntu Edge, một điện thoại thông minh có thể sử dụng như một chiếc máy tính thông thường khi được kết nối. Họ hi vọng nhận được khoảng 32 triệu USD vốn từ cộng đồng để đưa thiết bị di động kia vào sản xuất nhưng thực tế chỉ thu được có 12,8 triệu USD. Tuy nhiên thì người ta cho rằng toàn bộ nỗ lực đó chỉ nhằm mục tiêu gây sự chú ý đến mục đích chung của Canonical là mang Ubuntu của họ lên điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Kể từ vụ huy động vốn thất bại của Edge (hoặc PR thành công) Canonical đã nghiên cứu và phát triển một phiên bản di động của hệ điều hành của họ, Ubuntu Touch. Trong tháng 2, công ty đã công bố 2 đối tác quan trọng là nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc Meizu và nhà một nhà sản xuất tại Tây Ba Nha là BQ; cả hai nhà sản xuất này sẽ phát hành điện thoại Ubuntu có lẽ ở châu Âu và châu Á vào cuối năm nay.
Có vẻ như sản phẩm sắp tới mà Meizu và BQ công bố sẽ chỉ có thông số kỹ thuật tầm trung và giống như Mozilla, Canonical có lẽ sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn để thuyết phục các công ty chạy hệ điều hành của mình thay vì Android, thậm chí cả ở những phân khúc giá rẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét