Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

4 nhà sáng lập startup dưới 30 tuổi

Đó là 4 doanh nhân trẻ đang nhận được sự chú ý trên thế giới bởi sự thành công, táo bạo trong kinh doanh mà họ có được.

Trở thành người đi đầu xu hướng là điều mà rất nhiều doanh nghiệp tự hào. Dù đó là ứng dụng mới nhất hoặc tốt nhất trong lĩnh vực sức khỏe, thiền hay phong cách sống, doanh nghiệp muốn được biết đến và đi đầu trong lĩnh vực công nghệ và xu hướng như vậy.

Bạn chắc hẳn đã từng nghe ai đó nói rằng họ đã sử dụng facebook trước hầu hết trong chúng ta rất lâu, hay bạn chắc hẳn cũng đã chứng kiến cảnh hàng nghìn người xếp hàng chỉ để có được những chiếc iPhone mới nhất đầu tiên. Vì thế, nếu muốn trở thành những người tiếp nhận xu hướng trước thời đại, bạn sẽ muốn biết và làm theo 4 doanh nhân trẻ dưới đây.

Tuổi tác không hề ảnh hưởng gì đến hiệu quả công việc của họ, những người đàn ông, phụ nữ này đã thể hiện được tài năng, sự quyết tâm và nghị lực, ý chí của mình trong việc tạo ra ảnh hưởng to lớn đến những ngành công nghiệp mà mỗi người theo đuổi.

Có thể bạn sẽ nói rằng mình biết từng người một trong 4 người này khi hoặc trước khi họ nổi tiếng, bởi những bài viết về 4 nôi sao đang nổi này đều được công bố rất rộng rãi và được nhiều người đón đọc.

1. Brian Foley, nhà sáng lập của Buddy Truk.

Vâng, mọi người hiện nay đều tự nhận mình là “Uber of X” (Uber là một startup về ứng dụng taxi, một trong những doanh nghiệp đi đầu trong trào lưu “kinh tế chia sẻ”, cụm từ Uber of X ý chỉ một doanh nghiệp/cá nhân trong lĩnh vực nào đó muốn đạt được thành công như Uber), nhưng trong trường hợp của BuddyTruk, điều đó hoàn toàn đúng. Brian Foley đã từng trải qua điều phiền muộn khi cố gắng chuyển tới một nơi mới ở Santa Monica sau khi tốt nghiệp đại học. Là một người lái xe tải tự nhận mình thiếu chuyên nghiệp, Foley đã gặp phải một số chấn thương khi cố gắng lùi xe tải đến một vị trí nào đó, và vô tình va vào một cản xe của một xe khác. Chủ xe bị va chạm sau này cũng chính là người bạn cùng phòng mới của Foley.

Foley đã đánh cuộc sự phiền toái, tuyên bố đòi bảo hiểm và tâm trạng thất vọng đó vào một ý tưởng: Cần có một lựa chọn giống như Uber để giúp những người cần xe tải và những người có xe tải khác trong khu vực thành phố. Tất cả những gì Foley cần là một chiếc xe tải để trở một tấm nệm, nhưng anh ấy đã phải đi cả vòng thành phố mới thuê được một chiếc xe tải. Và thế là, ý tưởng Buddy Truk đã ra đời.

Thuê một chiếc xe tải và người lái xe cũng giống như khi bạn gọi taxi với Uber, và bạn không bao giờ cần lo lắng về việc phải thuê một xe tải để chở giường của bạn dọc thành phố, hay lo việc thuê xe để vận chuyển hàng tá các đồ dùng nội thất từ Ikea. Giờ đây, nó là một điều hoàn toàn đơn giản, ý tưởng này chắc chắn sẽ sớm lan rộng tới các thành phố trung tâm. Hãy thử nó từ bây giờ và cảm nhận hãnh diện của một người đón đầu xu hướng.

2. Supriya Hobbs và Janna Eaves,

 những nhà đồng sáng lập Possible Dolls. 2 sinh viên kỹ thuật trẻ tuổi này là sinh viên trường đại học Illiois đã bắt đầu chú ý tới một vấn đề mà tất cả những người theo ngành công nghệ và kỹ thuật đều có: sự thiếu cân bằng về giới tính trong ngành công nghệ và kỹ thuật.

Hobbs và Eaves nhận ra rằng một phần vấn đề này bắt nguồn từ vai trò và trí tưởng tượng mà con gái đã thu nạp vào đầu từ khi còn rất nhỏ. Vậy nếu như có những trò chơi và đồ chơi được đưa ra ý tưởng bởi những người phụ nữ thực sự thì sao?Những người phụ nữ đã làm thay đổi thế giới và phá vỡ truyền thống để theo đuổi niềm đam mê của mình? Những người phụ nữ giống như Bessie Cole, một nữ phi công lai Mỹ-Phi, nhà hóa học Marie Curie và nhà lập trình Lovelace?

Những trò chơi được thiết kế nhằm gắn kế những người con gái trẻ, thông qua việc chơi và việc học với những điều vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giải trí và nhằm chia sẻ với giới nữ những khả năng theo đuổi nềm đam mê trong tất cả các lĩnh vực thu hút họ. Chiến dịch Indiegogo dành cho Hobbs và Eaves đã trở thành một cửa hàng trực tuyến và một thực tế khá mới mẻ.

Hãy thăm quan website của họ và khám phá thêm nhiều điều về đồ chơi Miss Possible. Bạn cũng có thể đưa ra những gợi ý cho họ về những mẫu đồ chơi mới dành cho giới nữ.

3. Francis Pedraza, nhà đồng sáng lập Everest.

Chúng ta đều có những mục tiêu và những khát vọng riêng, vậy tại sao rất nhiều người trong chúng ta lại phải vật lộn khó khăn để dành được chúng. Theo như Francis Pedraza, điều đó bởi vì chúng ta thiếu cộng đồng và cấu trúc.

Anh giải thích đó là những nhân tố đằng sau những giấc mơ chưa hoàn thiện và là lý do mà anh và những nhà đồng sáng lập khác đưa ra ý tưởng Everest. Mỗi cuộc sống đều có vô số những chuyến đi, vì thế, hãy đưa chúng thành tư liệu và chia sẻ với những người dùng khác của ứng dụng Everest để nhận được sự hỗ trợ, tạo lập cấu trúc và xây dựng cộng đồng mà bạn cần để biến giấc mơ thành hiện thực.

Ứng dụng miễn phí này cho phép người dùng chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong ngày và dẫn chứng bằng tài liệu và theo dõi quá trình tiến triển của mục tiêu, cũng như tham gia vào cộng đồng để ủng hộ những ước mơ và mục tiêu của người khác. Mục tiêu của ứng dụng này là trở thành một ứng dụng xã hội và đi sâu hơn nữa – ít chia sẻ ảnh về chuyến du lịch hơn, nhưng lại nhiều hơn những chia sẻ khích lệ ước mơ, và tự tin vào khả năng đạt được ước mơ của bản thân.

Nếu bạn muốn tiến xa hơn trong mục tiêu và đạt được giấc mơ của mình, thì sẽ không có thời điểm hay ứng dụng nào thích hợp hợn Everest.

Ứng dụng dành cho taxi từ London: Hailo tiến vào Singapore

Hailo đang bắt đầu xâm nhập thị trường Singapore và đang tuyển dụng một Giám đốc điều hành ở Singapore, người này sẽ làm việc với các nhà kiểm soát, nhằm đảm bảo công ty sẽ vận hành đúng quy định của pháp luật.

Hailo không tiết lộ gì thêm về kế hoạch của công ty trên thị trường châu Á. Ứng dụng gọi taxi của startup này là một trong những ứng dụng taxi hàng đầu hiện nay.

Cuộc chiến để trở thành một trong những nhà ứng dụng dành cho taxi hàng đầu châu Á ngày càng trở nên khốc liệt. Theo một vài nguồn tin tiết lộ với TechinAsia, ứng dụng dành cho taxi từ London, Hailo đang bắt đầu xâm nhập thị trường Singapore và đang tuyển chọn một tổng giám đốc ở Singapore, người này sẽ làm việc với các nhà kiểm soát, nhằm đảm bảo công ty sẽ vận hành đúng quy định của pháp luật. Tổng giám đốc cũng sẽ phải xây dựng một đội ngũ nhân viên quan hệ công chúng (PR), tiếp thị, vận hành, nhân viên chăm sóc khách hàng cùng với việc đảm bảo các mối quan hệ đối tác với những người lái taxi. Hailo không tiết lộ gì thêm về kế hoạch của công ty trên thị trường châu Á. Ứng dụng gọi taxi của startup này là một trong những ứng dụng taxi hàng đầu hiện có. Công ty cũng hoạt động tương tự với 2 công ty khác là Grab Taxi và EasyTaxi, cả 2 công ty này đều giành được tiếng tăm nhanh chóng và đang mở rộng phạm vi thị trường ra châu Á. Uber là một đối thủ khác mà startup này cũng cần phải đề phòng. Mặc dù Uber chỉ sử dụng những xe limo để phục vụ khách hàng, song, gần đây, công ty này cũng đã tung ra dịch vụ taxi UberX giá rẻ tới thị trường châu Á và tung ra dịch vụ UberTaxi tại Hồng Kông. Tất cả các công ty này đề thu hút lượng đầu tư khổng lồ để mở rộng ra thị trường quốc tế. Uber thu hút được 1,5 tỷ USD, Grab Taxi thu hút được 25 triệu USD và Easy Taxi với 77 triệu USD. Lượng vốn thu hút đầu tư của Hailo cũng tương đương với Easy Taxi.
Tại sao lại là thị trường châu Á?
Singapore nói riêng và châu Á nói chung là điểm đến tiếp theo trong kế hoạch mở rộng của startup đến từ London này. Uber thống trị ở thị trường Mỹ, và công ty này cũng sẽ chẳng ngần ngại “giương nanh múa vuốt” với các đối thủ khác, như Lyft. Tuy nhiên, tại thị trường châu Á, lĩnh vực này vẫn còn rất gọn. Uber xâm nhập thị trường này năm 2013, trong khi các ứng dụng khác cũng mới chỉ trở nên phổ biến từ năm 2014. Singapore cũng là một nước có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghệ. Trong khi chính phủ các nước thực hiện chính sách với công nghệ còn nhiều e dè, chính sách của Singapore trái lại còn rất ủng hộ lĩnh vực này. Chính phủ Singapore đang xây dựng khung pháp lý cho gọi vốn công cộng (crowfunding), cho phép các công ty Bitcoin được vận hành trong khuôn phép. Thủ tướng Lee Hsien Loong nói trong một bài phát biểu:
“Chúng tôi có taxi, nhân viên lái taxi cũng đem đến những dịch vụ chất lượng tốt, nhưng vẫn phải chịu sự cạnh tranh từ Lyft, từ Uber, từ các ứng dụng khác. Công nghệ đã thay đổi tất cả công việc của chúng tôi, dù chúng tôi có muốn hay không. Và chúng tôi không thể cản trở sự đổi thay này, cũng chẳng thể trốn chạy khỏi nó. Cách duy nhất mà chúng tôi có thể làm là nhận biết chắc chắn con đường mà thế giới đang tiến tới, tận dụng lợi thế của mình và đến nơi mà chúng tôi cần đến, nhanh hơn các đối thủ khác và đó là điều mà chính phủ Singapore đang nỗ lực làm”.

BIZ ME:

Tại sao Big data lại gặp nhiều khó khăn trong khai thác đến vậy? (Phần 2)

Biztek xin giới thiệu phần 2 của bài phân tích về lý do tại sao Big Data đang gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác từ trang công nghệ Gigaom. Và 2 khó khăn cuối cùng trong việc khai thác Big Data đến từ chính trị và luật pháp.

Chính trị: Nơi dữ liệu tốt không hẳn là quan trọng.
Chính trị mới thực sự là một trở ngại quan trọng cần vượt qua hơn là nỗi sợ hãi. Từ thị trấn nhỏ đến thủ đô Washington D.C. của nước Mỹ, cơ quan chính phủ thường xuyên xử lý các vấn đề vượt quá quy mô hay thẩm quyền của một cơ quan phi lợi nhuận lớn nhất cả nước. Thật không may, tất cả những dữ liệu và các nghiên cứu quan trọng nhất trên thế giới dường như không thành vấn đề khi các cuộc bầu cử đang bị đe dọa.
Thay vì đề cập đến vô số các nghiên cứu hay những kiểu dữ liệu mới mà chúng ta có thể thu thập để giải quyết các bức xúc còn tồn đọng về súng, ma túy, bất bình đẳng thu nhập…, các chính trị gia thường rơi vào những tranh luận về tư tưởng nhằm xoa dịu cử tri và người tham gia các chiến dịch tranh cử.
Trong một thảo luận tại KDD, Jens Ludwig, một nhà kinh tế học đến từ trường Đại học Chicago và là giám đốc phòng thí nghiệm về tội phạm của trường, mô tả những thách thức mà các chính trị gia phản ứng với dữ liệu như một trong những cách mang những “lời hứa” của họ tới cử chi. Ví dụ như các phòng thí nghiệm tội phạm đã tiến hành một dự án nghiên cứu cho thấy rằng đầu tư vào các chương trình xã hội có những tác động tích cực lên tỉ lệ tội phạm; và vì thế Thị trưởng thành phố Chicago, ông Rahm Emanuel đã dùng ngay kết quả này để đẩy mạnh việc tăng chi phí cho những dự án xã hội. Tuy nhiên, Ludwig cũng nói thêm rằng, vẫn chưa có bất kì những bằng chứng cụ thể đâu là mức cần đầu tư và liệu chúng có gây ra những gánh nặng khác cho xã hội hay không. Điều đó cho thấy là những chính khách sẽ phải ủng hộ những nghiên cứu mà sẽ làm hài lòng 51% cử tri thay vì khoa học đơn thuần là những thí nghiệm ngẫu nhiên không có bất kì yếu tố chính trị nào.

Ảnh: Ông Jens Ludwig (bên phải)
Đối với lĩnh vực y học, Ludwig cũng cho biết lĩnh vực phòng chống bạo lực vẫn đang ở thời kỳ sơ khai. Một chiến phần vì dữ liệu xung quanh hiệu quả của những lược như “dừng và lục soát” (stop-and-frisk) hay chính sách broken window quá giống nhau và không có nguyên nhân rõ ràng. Tiếp tục tăng hay giảm việc thực hiện những chính sách này không thực sự trả lời câu hỏi tại sao xảy ra hiện tượng phạm tội và liệu cần thiết có những chính sách đó để ngăn chặn tình trạng phạm tội.
Tuy nhiên, riêng đối với tình trạng biến đổi khí hậu thì hầu như những dữ liệu liên quan đến quan hệ nhân quả của hành động con người trên thế giới dường như bị bỏ ngoài tai bởi những chính trị gia trên toàn thế giới.
Hệ thống luật pháp quá phức tạp
Tuy nhiên, các chính trị gia và cán bộ nhà nước thì sử dụng nhiều hơn là chỉ quản lý ngân sách hay quyết định những chính sách cần thiết; và họ cũng là người lập và thực thi pháp luật. Và tại đây, Big Data phải đối mặt với một số thách thức lớn, với việc nhiều nhà cầm quyền quan tâm đến việc làm sao chúng ta giữ Big Data trong tầm kiểm soát hơn là việc sử dụng nó để giải quyết các vấn đề xã hội.
Trong thời gian hội thảo kéo dài 4 tiếng tại sự kiện KDD bàn về vấn đề đạo đức trong dữ liệu, các diễn giả và những người tham gia đã bàn luận về một số nguy cơ mà Big Data có thể gây ra; đặc biệt xung quanh vấn đề tối thiểu hóa dữ liệu thu thập, bảo vệ sự riêng tư và làm giảm nguy cơ phân biệt đối xử dựa trên dữ liệu thu thập. Những mối quan tâm này cùng thống nhất ý kiến: Càng nhiều dữ liệu mà các công ty thu thập về người dân, càng dễ dàng suy luận họ là ai và họ đang làm gì. Và càng dễ dàng thu thập dữ liệu thì nguy cơ bắt đầu phân biệt đối xử giữa người với người càng tăng (dù vô ý hay cố ý) dựa vào những yếu tố như chủng tộc, giới tính, thu nhập hay sức khỏe. Những dữ liệu này cũng có thể dẫn đến những kết luận sai lầm và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng. Báo cáo hồi tháng 05 của Nhà Trắng về Big Data cũng đã giải quyết rất nhiều quan ngại, nhưng chưa hẳn báo cáo này có ý nghĩa tác động đến luật pháp và các quy định về Big Data.
Mark Latonero, hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Nam California và trưởng dự án nghiên cứu việc buôn bán ngưới, nói về việc nhóm của ông đang thử xác định những nạn nhân tiềm tàng của việc buôn bán người bằng cách phân tích các dữ liệu về quảng cáo phân loại trực tuyến và các nguồn dữ liệu khác. Dù đây có thể là nguồn dữ liệu thực sự quan trọng và trong khi các dự án khác (ngay cả Google) cũng đang làm việc với các nhà thực thi pháp luật để có quyền khai thác những nguồn dữ liệu này thì nhóm của ông không thể làm được. Một phần là do thực tế các trường đại học thường muốn dính vào những nghiên cứu chứ không phải là những việc làm thực tế, và họ cũng có thể đoán trước được những thách thức pháp lý nghiêm trọng liên quan đến việc điều tra dựa trên việc khai thác dữ liệu chứ không phải thông qua những bằng chứng khiếu nại cụ thể.
Điều đáng lo ngại nhất là mặc dù có nhiều mối quan tâm hợp lý về Big Data, và rất nhiều ý tưởng tuyệt vời để sử dụng hiệu quả chúng, nhưng vẫn chưa có đủ động lực để những dự liệu ấy bước từ những bài nghiên cứu học thuật ra ngoài thực tiễn. Việc vi phạm quyền riêng tư chủ yếu được giải quyết thông qua các vụ kiện và chỉ làm giàu cho giới luật sư thay vì mang lại lợi ích cho nguyên đơn.
Vấn đề này đi kèm với rất nhiều nỗi sợ. Lo sợ rằng nếu dùng luật để đàn áp mạnh tay lên những quyền riêng tư trên nền tảng web, thì sẽ bóp nghẹt sự đổi mới trong một khu vực được coi là một trong những triển vọng lớn của nền kinh tế Mỹ. Lo sợ rằng nếu đưa ra các luật lệ quá tập trung vào các vấn đề tồn đọng hôm nay, những nguồn luật ấy sẽ trở nên lạc hậu qua 1 năm tới. Các nhà lập pháp đang gặp nhiều rắc rối chỉ vì họ không biết làm thế nào để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Trong khi chờ đợi thì việc kinh doanh dữ liệu vẫn diễn ra như bình thường.
Thật khó để tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên, những nếu chúng ta thực sự tin rằng Big Data sẽ giúp giải quyết những vấn đề khó khăn nhất tại thời điểm hiện tại, hoặc Big Data có thể tạo ra những vấn đề khác của riêng nó, việc cần thiết là phải tìm ra một ý tập thể để giải quyết những vấn đề trên. Nếu không, sẽ tiếp tục có những ý tưởng hay và rất nhiều nghiên cứu thú vị bị chôn vùi.

Tại sao Big data lại gặp nhiều khó khăn trong khai thác đến vậy? (Phần 1)

Biztek xin giới thiệu phần 1 của bài phân tích về lý do tại sao Big Data đang gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác từ trang công nghệ Gigaom.Việc thu thập và phân tích dữ liệu ngày càng dễ dàng hơn bao giờ hết nhưng giờ đây các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đang có những khoảng thời gian khó khắn chống lại những thế lực “hùng mạnh” khác. 

 
Việc thu thập và phân tích dữ liệu ngày càng dễ dàng hơn bao giờ hết nhưng giờ đây các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đang có những khoảng thời gian khó khắn chống lại những thế lực “hùng mạnh” khác.

Qua tất cả các buổi thảo luận về việc sử dụng big data và dữ liệu khoa học nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại của thế giới – và thậm chí cả những buổi thảo luận về việc coi big data là một vấn đề mới mà thế giói cần giải quyết, thfi có vẻ những chúng ta vẫn còn rất nhiều điều phải làm.
Đầu tuần này, hội nghị thường niên bàn về khai thác dữ liệu, KDD 2014, đã diễn ra tại New Yorrk với tuyên bố nhấn mạnh “khoa học dữ liệu cho một xã hội tốt đẹp”. Đây là một mục tiêu cao quý, và trên thực tế, sự kiện này đã thực sự nhấn mạnh nhiều nghiên cứu, thậm chí cả các ví dụ thực tế, về việc dữ liệu có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề ra sao, từ lĩnh vực y tế đến quy hoạch đô thị. Bên cạnh đó, sự kiện này cũng đặt ra những thách thức thực tế trong việc sử dụng dữ liệu khoa học để giải quyết các vấn đề xã hội.
Hầu hết, các thách thức được đề cập đế là có quá ít thứ có thể làm được với lượng dữ liệu thu thập. Bởi lẽ giờ đây, chúng ta có thể dễ dàng thu thập và phân tích dữ liệu hơn bao giờ hết. Thay vào đó, vấn đề là các nhà khoa học và nhà nghiên cứu dữ liện, thâm chí cả những ai quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của thế giới, thì thường có khoảng thời gian vượt qua những thế lực hùng mạnh chống lại họ.
Nghiên cứu các dự án trong vòng vài năm trở lại đây để xem xem liệu dữ liệu đã ứng dụng giải quyết các vấn đề ra sao, thì thực tế chỉ có dường như chỉ vẫn là những nghiên cứu, chủ yếu vẫn đưa ra khái niệm mà hiếm khi áp dụng để phân tích những dữ liệu thực tế hay giúp đỡ người dân. Ngoại trừ một số ít những hình mẫu hay khu vực dễ dàng kiếm được tiền như các công ty khởi nghiệp hay các nhà thầu lớn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thì cũng chẳng phải nhiều ứng dụng của dữ liệu cho lắm.
Hiện có ba thế lực lớn chống lại việc thực hiện thành công các ký thuật của ngành dữ liệu khoa học: nỗi sợ hãi, chính trị và pháp luật. Mặc dù có vẻ những thế lực này chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng hiện chúng có một mối liên kết rất chặt chẽ.
Sợ hãi những điều chưa biết rõ
Từ góc độ người diêu dùng, sợ hãi những điều họ chưa biết rõ có lẽ là vấn đề lớn nhất trong việc khai thác dữ liệu. Hầu hết người dùng đều cảm thấy họ cần phải cảnh giác với tất cả dữ liệu mà các công ty như Google hay Facebook đang thu thập về bản thân họ, nhưng nhiều người tiêu dùng cũng không biết chính xác liệu các công ty này đang khai thác dữ liệu bản thân họ đến đâu hay lý do chính xác tại sao họ sợ.
Thái độ đó lan truyền đến những khu vực khác. Dan Wagner, nhà đồng sáng lập và là CEO của Civis, một công ty khởi nghiệp tại Chicago phân tích dữ liệu nhằm giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp, phát biểu trong buổi thảo luận tại KDD rằng các nhà hoa học dữ liệu đang bị hạn chế khả năng làm việc của họ trong một số lĩnh vực như nghiên cứu gen, giáo dục, và tội phạm vì mọi người không sẵn sàng gửi những dữ liệu nhạy cảm cần thiết để khiến những nghiên cứu đó thực sự mang tính đột phá.
Thật vậy, phản ứng dữ dội chống lại công ty InBloom chuyên thu thập dữ liệu sinh viên đầu năm nay khiến công ty này phải đóng cửa vào tháng 04. Cũng có rất nhiều cuộc tranh luận liên quan đến quyền riêng tư trong y tế, không chỉ về việc liệu pháp luật sẽ điều chỉnh những thông tin gì mà bệnh viện sẽ chia sẻ mà còn về khoản phí mã mỗi người sẵn sàng tự bản thân họ muốn nộp.
Văn bản trên trang web của inBloom giải thích lý do dẫn đến quyết định đóng cửa của mình:
Việc sử dụng công nghệ để thiết kế những hướng dẫn dành riêng cho từng sinh viên vẫn còn là một khái niệm mới và inBloom cung cấp các giải pháp kỹ thuật mà chưa từng có trước đây, Kết quả là nó đã trở thành nhân vật phản diển và thu hút những chỉ trích lạc hướng. Tại NewYork, những hiểu lầm gần đây đã dẫn đến việc công bố các văn bản pháp luật hạn chế nghiêm trọng các tổ chức giáo dục ký kết hợp động với những công ty bên ngoài như inBloom để lưu trữ, tổ chức, hoặc tổng hợp số liệu sinh viên, kể cả trong trường hợp các công ty cung cấp được xác định có mức độ riêng tư và bảo mật thông tin hơn so với bất kỳ hệ thống nào đang sử dụng hiện nay.
Có lẽ, một phần của nỗi sợ hãi này là xu hướng thu thập ngày càng nhiều dữ liệu và những hình ảnh cực kỳ chi tiết về mỗi cá nhân. Điều này được minh họa trong một bài đăng trên blog gần đây của tác giả, nhà phê bình công nghệ Nick Carr, người đã cho rằng Google và Facebook nên được kiểm trả lượng thông tin mà họ có. Đó là một lời chỉ trích thích đáng khi nói về quảng cáo ở hai ông lớn này, dù có lẽ là hơi phóng đại, đặc biệt khi nói đến việc khai thác dữ liệu trong việc tạo ra phúc lợi xã hội.
Thay vào đó, có thể người ta cho rằng mục tiêu thực sự khi thu thập dữ liệu – cho dù đó là Google, bác sĩ hay trường học – là để giảm thiểu số lượng thứ có thể được đánh giá. Hiện chúng ta đang ở thời kỳ có con người có khả năng bị đánh giá và phân tích rất nhiều mà không ai thực sự, hoặc số ít, biết được liệu những số liệu thu thập về họ liệu có bị điều chỉnh gì không và dùng để làm gì. Liệu càng nhiều cảnh sát có phải là câu trả lời cho tỉ lệ phạm tội thấp hay là tác động nào khác dễ dàng hơn mà hiệu quả hơn? Hay những trường học ở những vùng hẻo lánh có thể làm gì để vượt qua tình trạng túng thiếu tiền và ngày càng nhiều nhiều trẻ con không còn thích cuộc sống gia đình?

Ảnh: Ông Dan Wagner
Civis’s Wager nói rằng công ty sẵn sàng vượt qua những khó khăn này bằng cách xây dựng niềm tin với khách hàng một cách dần dần, trước tiên chúng tôi sẽ giải quyết những vấn đề chỉ cần đến những dữ liệu vô danh và bắt đầu xây dựng niềm tin với khách hàng từ đó.
Từ khóa : ADATA, Big Data, KDD 2014, data,